Sơn tĩnh điện là gì? đó cũng là câu hỏi của rất nhiều khách hàng khi mới biết đến công nghệ sơn tĩnh điện. Hôm nay Quang Minh ist sẽ cũng các bạn tìm hiểu về sơn tĩnh điện – Nguyên lý, quy trình và ưu nhược điểm của sơn tĩnh điện
Công nghệ sơn tĩnh điện có tên tiếng Anh là Electro Static Power Coating Technology bằng cách áp dựng nguyên lý điện tủ để tạo ra sự bám dính tuyệt đối giữa sản phẩm và màng sơn
Sơn tĩnh điện là phương pháp tích điện cho bột sơn( thường mang điện dương) và vật liệu cần sơn là kim loại (thường mang điện âm) nhằm tạo ra 1 lực hút tĩnh điện giữa 2 ion trái dấu thông qua súng sơn tĩnh điện gọi là các liên kết ion có độ bám dính rất cao và bền đẹp với thời gian.
Các dạng sơn tĩnh điện
Sơn dạng khô( bột sơn) : Là cách sơn sử dụng bột sơn trực tiếp chuyên sử dụng để sơn cho các sản phẩm bằng kim loại như sắt, thép, nhôm, inox. Đây là cách sơn được sử dụng phổ biến hiện nay với ưu điểm là bột sơn có thể tái sử dụng và có thể phủ lên tất cả các góc cạnh và bề mặt của từng chi tiết mà súng phun không phun tới được
Sơn dạng ướt: Là cách sơn sử dụng bôt sơn có pha với dung môi vừa đủ sử dụng để sơn các sản phâm như nhựa, gỗ hoặc kim loại
Sơn tĩnh điện có các thành phần gì?
Bột sơn tĩnh điện có chứa các chất sau: hợp chất polymer hữu cơ (Organic Polymer), bột màu, curatives, chất làm đều màu và 1 số chất phụ gia khác. Tất cả được trọn lại với nhau sau đó làm nóng chảy để tạo thành hỗn hợp đống nhất sau đó được làm nguội và nghiền thành bột mịn
Hiện nay trên thị trường có 4 loại bột sơn thường dùng: Bóng (Gloss), Mờ (Matt), Cát (Texture) và nhăn (Wrinkle)
Ưu điểm của sơn tĩnh điện
- Áp dụng công nghệ sơn tự động tiết kiệm chi phí nhân công, bột sơn dư được thu hồi để tái sử dụng
- Không cần sơn lót
- Dễ dàng vệ sinh bột sơn mà không cần bất kỳ loại dung môi nào như sơn nước
- Không gây ô nhiễm môi trường hay ảnh hưởng đến sức khỏe con người
- Bền màu theo thời gian với tuổi thọ lên đến hơn 5 năm
- Độ bóng cao, không bám bụi, dễ vệ sinh
- Không bị ăn mòn hay các tác nhân khác của môi trường
- Màu sắc đa dạng, phong phú
Sơn tĩnh điện có tốt không?
Bột sơn có tác dụng bám dính đồng thời bảo vệ các vật liệu được phủ khỏi các tác nhân ăn mòn như hóa chất hoặc môi trường khắc nghiệt giảm các nguy cơ trầy xước, bong tróc phai màu và các vấn đề khác bằng các liên kết ion giữa bột sơn và vật liệu phủ nên sơn tĩnh điện là 1 sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.
Nguyên lý của công nghệ sơn tĩnh điện
Bột sơn được phủ lên vật liệu cần sơn thông qua 1 loại súng sơn đặc biệt, khi bột sơn đi qua súng sẽ được đun nóng và tích điện dương tại đầu kim phun đồng thời tạo ra 1 điện trường thông qua điện trường bột sơn đi vào vật liệu sơn đã tích điện âm. Nhờ lực hút giữa các ion tích điện trái dấu các hạt sơn sẽ từ từ bám vào vật liệu sơn 1 cách đồng đều kể cả các bề mặt có biên dạng phức tạp
Ngoài súng phun tĩnh điện và bộ điều khiển tự động hệ thống còn có thêm 1 số thiết bị hỗ trợ khác như buồng phun sơn, thiết bị thu hồi bột sơn, buồng hấp bằng tia hồng ngoại ( điều chỉnh nhiệt độ và thời gian tắt mở)
Lưu ý khi sơn vật liệu phủ cần được làm nóng ở nhiệt độ cao tránh cho bột sơn bị khô trước khi tiếp xúc với vật liệu phủ nên công nghệ này chỉ áp dụng cho kim loại hoặc những vậy khác có khả năng chịu nhiệt, quá trính này khá mất thời gian và công sức nên để tối ưu quy trình các mẻ sơn đều đồng nhất 1 màu
Quy trình sơn tĩnh điện
Bước 1 : Xử lý bề mặt trước khi sơn
Để đảm bảo độ bám dính tốt vật liệu phủ cần được làm sạch bằng cách loại bỏ các chổ gỉ sét, dầu mỡ và các tạp chất khác bám trên bền mặt, thông thường người ta sẽ dùng các bể chuyên dụng có chứa các hóa chất để xử lý bề mặt. Hệ thống xử lý bề mặt có các bể sau:
- Bể xử lý dầu mỡ
- Bể xử lý gỉ, sét
- Bể định hình bề mặt
- Bể photphat hóa bề mặt
- Bể thụ động hóa sản phẩm
- Bể nước sạch
Các bể này thường được phủ nhựa composite chống ăn mòn được xây bằng xi măng và được kiếm tra định kỳ 1 lần/ngày để đảm bảo tiêu chuẩn và nồng độ
Các mẻ sơn được phân chia theo màu sắc, chất liệu sau đó được đưa vào lưới thép không rỉ và được nhúng vào bể xử lý bề mặt tương ứng bên trên tùy thuộc vào chất liệu và bề mặt mà sản phẩm phải được nâng lên hạ xuống ít nhất 2-3 lần
Sau khi xử lý bề mặt sản phẩm cần sơn sẽ được đưa vào lò để sấy khô với nhiệt độ tối đa là 120 độ C trong ít nhất 10-15 phút. Lò sấy có nguồn nhiệt chính là bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là Gas.
Bước 2: Phun sơn tĩnh điện
Buồng sơn có vai trò quan trọng trong việc thu hồi lượng bột sơn dư, tối ưu chi phí sơn
Các sản phẩm cần sơn được treo trên băng tải và được làm sạch 1 lần nữa bằng máy hơi
Kiểm tra thiết bị phun như súng sơn vòi phun, điện, hơi, tiếp mát, quạt hút buồng phun, đèn chiếu sáng,… trước khi tiến hành phun. Tay súng luôn vuông góc với bề mặt sơn khoảng các từ vật tới súng thông thường khoảng 10-15 cm, phun tự đông là 20-15 cm
Bước 3: Sấy sơn
Sau khi phun xong, sản phẩm được đưa vào lò sấy với nhiệt độ khoảng 180-200 độ C trong 10 phút
Bước 4: Kiểm tra trước khi xuất hàng
Trước khi xuất hàng phải được kiểm tra và dán tem xác nhận của bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm đảm bảo bề mặt sơn là tốt nhất theo hệ thống đánh giá tiêu chuẩn của chúng tôi.
Ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện có ứng dụng rộng rãi hiện nay, đối với Quang Minh ist sơn tĩnh điện được áp dụng cho mọi sản phẩm sản xuất( nếu được) như dây truyền sản xuất tủ locker tủ đựng đồ nghề, xe đẩy hàng… và nhiều những sản phẩm khác
Lời kết:
Bài viết này giới thiệu tổng quan về công nghệ sơn tĩnh điện nguyên lý, ưu điểm và ứng dụng của nó trong nhà máy sản xuất. Chúng tôi ngày càng nỗ lực áp dụng những công nghệ máy móc hiện đại nhất để tối ưu hệ thống sơn cũng như sản xuất ra những sản phẩm cần sơn chất lượng nhất.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT VÀ DỊCH VỤ CÔNG NGHIỆP QUANG MINH
⇨ Hotline : 0987 935 898
⇨ Điện thoại : 0425 710 88 99
⇨ Email: sales@quangminhist.com